user

BỆNH CÚM GIA CẦM (AI – AVIAN INFLUENZA)

Bệnh cúm gia cầm, còn được biết đến với tên gọi Avian Influenza, là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, gây ra bởi các chủng virus cúm A, ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và sức khỏe đàn gia cầm không chỉ trên Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bệnh không chỉ gây ra những thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang người, tác động đáng kể đến sức khỏe cộng đồng.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, việc hiểu biết đầy đủ và chi tiết về bệnh cúm gia cầm là điều vô cùng cần thiết. Công ty TNHH Việt Pháp Quốc Tế (Viphavet) thấu hiểu sự phức tạp của dịch bệnh cũng như những khó khăn của nhà chăn nuôi trong việc phòng và ngừa loại bệnh này. Với kim chỉ nam “Giải pháp toàn diện cho người chăn nuôi”, Viphavet sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và hữu ích về bệnh cúm gia cầm, bao gồm nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết, các bệnh lý đặc trưng, cũng như các biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả. Viphavet mong muốn người đọc, đặc biệt là nhà chăn nuôi, sẽ có cơ hội nắm bắt những thông tin cập nhật và chính xác nhất về căn bệnh cúm gia cầm nguy hiểm, học hỏi và áp dụng các biện pháp phòng chống thích hợp, đảm bảo an toàn cho đàn gia cầm, cho chính bản thân và cho những người xung quanh.

1. Bệnh cúm gia cầm là gì?

Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza - AI) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây là một tác nhân gây ra bệnh dịch rất lớn với thiệt hại nghiêm trong trên đàn gia cầm, trong đó gà là loài mẫn cảm nhất. Trước đây bệnh được gọi là bệnh dịch tả gà (Fowl plague), đến năm 1981 tại Hội nghị lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville ở Mỹ bệnh được thay thế bằng tên "bệnh cúm độc lực cao ở gia cầm" (Highly Pathogenic Avian Influenza - HPAI). Theo Tổ chức thú y thế giới (OIE) đã xếp HPAI vào danh mục 15 bệnh nguy hiểm nhất của động vật. Cho đến nay, trên thế giới đã xảy ra nhiều ổ dịch cúm gia cầm không chỉ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo Ramadan Abdel Moez Farahat và cộng sự (2023), trong năm 2022 đã có 15 ca nhiễm H9N2 trên người, đa số ca nhiễm từ Trung Quốc – quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) ngày 25/3/2022, virus cúm A H9N2 dòng Y280/G9 đang lưu hành và gây bệnh tại Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam. Đến ngày 1/4/2024, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ghi nhận trường hợp cúm A/H9 xuất hiện lần đầu tiên ở người tại Việt Nam. Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, do đó việc đưa ra biện pháp phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo sức khỏe gia cầm và cộng đồng.

2. Nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm

2.1. Phân loại:

  • Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, giống Influenza Virus A là nguyên nhân gây bệnh cúm trên 1 số lượng lớn các loài động vật có vú như: người, heo, ngựa, động vật có vú ở biển và loài cầm. 

  • Virus thuộc nhóm ARN virus, có vỏ bọc và trên vỏ bọc có 2 gai HA và NA. 

  • Virus cúm có 18 kháng nguyên HA – Hemagglutinin Antigen (H1 – H18) và 11 kháng nguyên NA – Neuraminidase Antigen (N1 – N11). 

  • Virus cúm A trên gia cầm được xác định 2 nhóm: 

  • Độc lực cao (HPAI): H5N1, H7N2

  • Độc lực thấp (LPAI): H3N1, H3N2, H6N1, H6N2, H6N8 và H9N2, Tổ hợp từ 7 HA (H1, H3, H4, H6, H9, H10 và H11) và 5 NA (N1, N2, N5, N6 và N8)

  • Cả 2 nhóm HPAI và LPAI đều gây bệnh nặng trên người 

2.2. Hình thái, cấu trúc:

Virus có dạng hình cầu hoặc xoắn, đường kính trung bình của hạt virus từ 80 - 120 nm. Virus có vỏ bọc ngoài và có mang 2 kháng nguyên chính là hemagglutinin (HA) - đây là một kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu và neuraminidase (NA) là một enzym làm tách cầu nối axit neuraminic với polysaccarid, giải phóng axit neuraminic và phá hủy thụ thể mucoproteit của hồng cầu. Đối với sự lây nhiễm, 2 kháng nguyên H và N có vai trò rất lớn giúp virus gây bệnh. Kháng nguyên H giúp virus bám vào tế bào và nhờ đó virus xâm nhập vào bên trong tế bào; kháng nguyên N giúp virus ra khỏi tế bào đã nhiễm để xâm nhập sang tế bào khác. 

Virus cúm A thường có đột biến gen, tạo ra subtype mới: 

  • Drift (trôi dạt); loại đột biến của kháng nguyên HA hoặc/và NA làm thay đổi nhỏ tính kháng nguyên, gây ra các vụ dịch nhỏ hàng năm; do vậy, vacxin cũng cần phải thay đổi cho phù hợp.

  • Shift (di chuyển): sự tái tổ hợp giữa 2 đoạn gen của 2 virus cúm đồng nhiễm vào một tế bào tạo ra kháng nguyên HA và NA hoàn toàn mới, gây ra các vụ đại dịch.

2.3. Sức đề kháng:

  • Vì có vỏ bọc lipid nên virus cúm dễ bị bất hoạt bởi các chất như: formaldehyde, natri hypochlorite 5,25%, axit loãng, xút 2%, Phenol... Các chất sát trùng thông thường có thể tiêu diệt virus nhanh như: formol, vôi bột, cresyl... 

  • Virus không bền với nhiệt độ: ở 56 - 60°C virus mất độc tính trong vài phút, ở 100°C chết ngay, ở 4°C trong nước niệu của phôi gà virus tồn tại 2 tháng; ở -70°C khi làm lạnh nhanh có thể bảo quản virus lâu dài. 

  • Virus tồn tại trong môi trường ở độ pH tối ưu từ 6,5 - 7,9. Trong môi trường axit khả năng gây nhiễm giảm nhanh hơn trong môi trường kiềm. 

  • Trong môi trường tự nhiên virus có sức đề kháng cao và tồn tại lâu, virus có thể sống 105 ngày trong dịch tiết (mùa đông). Trong phân virus sống được 30 - 35 ngày ở 4°C và 7 ngày ở 20°C. Trong thịt để tủ lạnh, virus tồn tại được 23 ngày.

2.4. Dịch tễ học: 

2.4.1. Loài vật mắc bệnh

Virus cúm phân bố khắp thế giới, trong các loài gia cầm và động vật có vú. Tất cả các loại gia cầm như: gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim cảnh, chim hoang dã đều mẫn cảm với bệnh. Virus cúm còn gây bệnh đường hô hấp ở chồn, hải cẩu, cá voi, người. Virus H5N1 phân bố rộng rãi và gây chết cho nhiều loài như: chim, thủy cầm và động vật có vú (hổ, chó, mèo và người); gây chết cả chim hoang dã - nơi lưu trữ tự nhiên quan trọng của AIV. Virus H9N2 gây bệnh thể nhẹ hơn, nếu gà mắc bệnh thể này nhiễm ghép với Staphylococcus spp. và Haemophilus spp. sẽ làm tăng tỷ lệ chết ở gà.

Chủng cúm gây bệnh trên loài

Chủng cúm gây bệnh trên loài

 

Bệnh có thể phát ra trên gia cầm ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc và chết khác nhau, phụ thuộc vào loài mắc bệnh, lứa tuổi mắc và độc lực virus. Trong trường hợp virus gây bệnh có độc lực cao, gà có thể mắc bệnh và có tỷ lệ chết lên tới 100%.

2.4.2. Phương thức truyền lây

Hiện nay mặc dù chưa có kết quả chứng minh bệnh có thể truyền dọc nhưng đã có kết quả nghiên cứu chứng minh trứng gà bệnh có nhiễm virus. Bệnh có thể truyền ngang theo 2 phương thức trực tiếp và gián tiếp. 

  • Trực tiếp: do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh thông qua các hạt khí dung được bài tiết từ đường hô hấp.

  • Gián tiếp: qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm hoặc qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, côn trùng…

Các loài chim hoang dã có khả năng mang virus gây bệnh nhưng không mắc bệnh có khả năng làm lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác với khoảng cách rất xa. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra những trận đại dịch cúm gia cầm qua các năm. Ngoài ra, các loài thủy cầm cũng có tỷ lệ nhiễm virus cao và đào thải virus theo phân, từ đó làm ô nhiễm nước ao hồ. Đây cũng được xem là một trong những nguy cơ tìm ẩn lây lan bệnh sang các loài động vật khác và con người. 

Sự biến đổi và phát tán của virus cúm gia cầm

Sự biến đổi và phát tán của virus cúm gia cầm

 

3. Triệu chứng và bệnh tích

3.1. Triệu chứng:

Gia cầm mắc bệnh thường có biểu hiện khác nhau khi nhiễm độc lực khác nhau, cụ thể triệu chứng gia cầm mắc bệnh được thể hiện qua bảng dưới

HPAILPAI
Tỉ lệ chết cao (90-100%) trong 48hTỉ lệ chết rất thấp (không có triệu chứng)
Giảm đẻ (Giảm rất mạnh hoặc dừng hẳn)Giảm đẻ 40-50%
Rối loạn hô hấp (Ho, lù rù, thở khò khè)Rối loạn hô hấp (thở khò khè)
Xuất huyết dưới daGiảm ăn
Chân, mào, yếm tím xanh-
Đi phân xanh, lỏngĐi phân xanh, lỏng

- Gà thịt: Khi mắc bệnh, thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng biếng ăn, hô hấp nhẹ, tỷ lệ bệnh và chết thấp (2-3%) nhưng thường xuyên có nhiễm trùng thứ phát với các bệnh khác làm tăng tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.

- Gà đẻ: Khi mắc bệnh thường có các triệu chứng như sốt, suy yếu, ủ rũ, biếng ăn, hô hấp nhẹ, giảm sản lượng trứng, trứng đẻ ra không có vỏ, mất màu.

Gà ủ rũ, vùng đầu sưng

Gà ủ rũ, vùng đầu sưng 

Triệu chứng rối loạn hô hấp

Triệu chứng rối loạn hô hấp

Gà đi phân xanh

Gà đi phân xanh

Xuất huyết khí quản

Xuất huyết khí quản

Buồng trứng xuất huyết, mạch máu xung huyết

Buồng trứng xuất huyết và mạch máu xung huyết

3.2. Bệnh tích: 

Khi mổ khám gà mắc bệnh thường thấy xuất hiện một số bệnh tích đặc trưng như:

  • Trên đường hô hấp: Viêm nhày, sung huyết khí quản và phổi, có thể có phù phổi. 

  • Xuất huyết điểm trên tim, mô liên kết 

  • Viêm, xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng

  • Thận sưng, tích urate 

  • Viêm nhẹ tụy tạng

4. Phương pháp điều trị

Bệnh do virus gây ra do đó không có thuốc đặc trị, nên sẽ điều trị dựa theo triệu chứng lâm sàng và nâng cao sức đề kháng cho đàn gà. 

  • Bước 1: Khi phát hiện gà mắc bệnh, người chăn nuôi cần nhanh chóng tách riêng những con có biểu hiện bệnh ra ô bệnh viện
  • Bước 2: Sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần như Paracetamol, Aspirin hoặc Anagin C (Liều theo khuyến cáo nhà sản xuất) để cho gà uống (những con nặng không ăn uống cần phải bơm thuốc trực tiếp vào miệng). 
  • Bước 3: Sử dụng thuốc nâng cao và giải độc chức năng gan thận tốt như Phosretic (1kg/10KgP) pha chung với Heparenol (1L/10kgP) cho gà. 
  • Bước 4: Tiếp theo dùng Sealyt Spark (với liều một viên 16G/200L nước) để cung cấp năng lượng, điện giải và bù nước nhanh chóng. 
  • Bước 5: Nâng cao miễn dịch của đàn gia cầm bằng Searup still (cho uống với liều 1ml/10kgP) pha uống kéo dài 6-8 tiếng. 

Cho uống với liệu trình 4-5 ngày liên tục. 

Phosretic hộp 100g; Heparenol can 1L; Sealyt Spark hộp 16g; Searup Still can 1L

Phosretic hộp 100g; Heparenol can 1L; Sealyt Spark hộp 16g; Searup Still can 1L

 

5. Phòng bệnh

5.1. Vệ sinh sát trùng

Đối với bệnh truyền nhiễm nói chung và Cúm gia cầm nói riêng việc phòng bệnh cực kì quan trọng trong chăn nuôi gà. Cần nâng cao và thực hiện nghiêm túc các biện pháp an toàn sinh học trong và ngoài khu chuồng nuôi nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ ngoài vào và giảm áp lực mầm bệnh trong trang trại. Đặc biệt là cần phải lưu ý khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi trước khi vào lứa mới, chuồng cần phải được xử lý thật kỹ càng, tránh lưu cữu mầm bệnh từ lứa trước. 

  • Nếu trại xảy ra dịch: Cần tiến hành khai báo với cơ quan chức năng để tiến hành tiêu hủy gia cầm ốm chết theo đúng kỹ thuật, phun thuốc sát trùng tiêu độc triệt để.

  • Đối với vòng tiếp cận ổ dịch phải áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn ở cấp độ cao, giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt việc vận chuyển gia cầm và áp dụng các biện pháp tiêu độc.

  • Cấm vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm ra khỏi tỉnh, thành phố đang có dịch. 

  • Cấm hoạt động buôn bán gia cầm trong khu vực có dịch và các khu vực gần ổ dịch để đảm bảo sức khỏe cộng đồng

  • Giám sát chặt chẽ diễn biến của dịch và phát hiện kịp thời những biểu hiện bệnh cúm ở người để can thiệp.

  • Đối với người chăn nuôi/ Bác sĩ thú y tiếp xúc với ổ dịch để xử lý cần trang bị trang phục bảo hộ đầy đủ và cần thiết để đảm bảo sức khỏe bản thân và cộng đồng

Virus có sức đề kháng cao trong môi trường tự nhiên, tồn tại thời gian dài trong các mảng bám hữu cơ, chất độn chuồng, lông,... trong nền và tường chuồng chuồng. Do đó, trong khâu vệ sinh sát trùng, để đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh người chăn nuôi nên tiến hành sử dụng DT Foam để phá vỡ các liên kết của mảng bám sinh học giúp dễ dàng tẩy trôi các mảng bám cứng đầu trong chuồng nuôi. 

Cách dùng: DT Foam dùng phun tạo bọt với liều 1-2%, dùng 100-200ml dung dịch đã pha dùng cho 1m vuông bề mặt, với thời gian tiếp xúc 10-20 phút. Ngoài ra còn có thể dùng để ngâm rửa dụng cụ với liều 2%.

Sau bước tẩy trùng là bước phun thuốc sát trùng để làm sạch cả không khí trong chuồng nuôi và làm giảm áp lực bệnh đến mức an toàn. Chuồng trại phải được tiêu độc bằng các loại hóa chất mà virus Cúm gia cầm mẫn cảm như Formalin, Phenol,...Với thành phần là Phenol tổng hợp sản phẩm sát trùng Prophyl-75 cực kì hiệu quả đối với virus Cúm gia cầm, công nghệ độc đáo giúp không ăn mòn kim loại, hoạt động tốt trong nước cứng và tác dụng được ngay cả khi còn chất hữu cơ. Với liều 0.5-1% trong 40-50 phút dễ dàng tiêu diệt virus. 

Cách dùng: Pha thuốc với nồng độ 0,5-1%, phun 300ml dung dịch đã pha/1m2 bề mặt, sau khi phun để yên tắt quạt, đóng kín các cửa trong vòng 40-60 phút.

Cách sử dụng sản phẩm sát trùng Prophyl-75

Cách sử dụng sản phẩm sát trùng Prophyl-75

Thuốc tẩy trùng DT Foam và thuốc sát trùng Prophyl-75

Thuốc tẩy trùng DT FOAM; Thuốc sát trùng Prophyl-75

5.2. Vaccine 

Tùy theo tình hình dịch tễ của khu vực trại, người chăn nuôi có thể lựa chọn vaccine với chủng phù hợp để mang lại sự bảo hộ tối ưu nhất. Với sự lây lan mầm bệnh H9 như hiện nay, người chăn nuôi nên sử dụng vaccine Gallimune H9+ND để đáp ứng miễn dịch sớm & bảo hộ lâu dài chống lại bệnh cúm gia cầm H9N2 & Newcastle (ND) trên gà, giúp duy trì tăng trọng, đảm bảo năng suất, giảm tỷ lệ chết và hao hụt trong quá trình chăn nuôi, giảm phát tán mầm bệnh trong đàn và trang trại. Đặc biệt, vaccine được sản xuất bằng công nghệ độc quyền là nhũ tương nước trong dầu (ST6 – Emulsion) giảm liều tiêm chỉ còn từ 0,2 -  0,3ml/gà. Điều này giúp hạn chế vấn đề tổn thương, áp xe và viêm cục bộ cho gà ngay sau tiêm.

Vaccine Gallimune H9+ND

Vaccine Gallimune H9+ND

 

- Liều dùng vaccine Gallimune H9 ND

  • Gà từ 01 đến 10 ngày tuổi: 0,2 ml
  • Gà hơn 10 ngày tuổi: 0,3 ml

- Khuyến cáo lịch chủng ngừa

  • Gà thịt: Lúc 1 ngày tuổi ở nhà máy ấp hoặc trong vòng 07 ngày tuổi ở chuồng nuôi
  • Gà hậu bị và gà đẻ:
  • Khu vực nhiễm bệnh cao: 1-10 ngày tuổi; 6-8 tuần tuổi và 2-4 tuần trước khi dự kiến đẻ
  • Khu vực nhiễm bệnh thấp: 4-8 tuần tuổi và 2-4 tuần trước khi dự kiến bắt đầu đẻ

Bác sĩ thú y có thể điều chỉnh lịch tiêm vaccine tùy theo tình hình dịch tễ địa phương

 

Tác giả: BSTY. Nguyễn Thị Thanh Lam - Nhân viên kỹ thuật Miền Bắc

Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam