Bệnh Marek gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng lớn cho nên chăn nuôi gia cầm công nghiệp ước tính thiệt hại 1-2 tỷ USD trên thế giới mỗi năm. Đàn gà bị nhiễm bệnh thường để lại các hậu quả như: tỉ lệ chết cao, gà tăng trưởng chậm, chất lượng quầy thịt kém, đàn gà hậu bị phát triển không đồng đều, tỉ lệ đẻ kém, trứng có phôi và tỉ lệ ấp nở thấp, chi phí thức ăn và thú y tăng rất cao, áp lực môi trường bệnh Marek trong trại trở nên khó xử lý.
Virus gây bệnh Marek (MDV) là một herpesvirus (Gallid herpesvirus 2 hoặc GaHV-2, giống Mardivirus), là tác nhân gây khối u và suy giảm miễn dịch trên gia cầm, bệnh có các biểu hiện thâm nhiễm thần kinh hoặc các cơ quan khác nhau của các loại tế bào lympho.
Sự ra đời vaccine Marek từ năm 1970, lần đầu tiên sử dụng vaccine và cho hiệu quả trên diện rộng phòng bệnh gây khối u cho đàn gia cầm.
Hiện nay, gia cầm được chủng ngừa vaccine trong hầu hết các hoạt động sản xuất thương mại trên toàn thế giới. Vaccin Marek hiện nay kiểm soát hoặc làm giảm vấn đề lâm sàng tại trang trại nhưng không ngăn chặn được lây nhiễm và bài thải vì thế nguồn virus lây bệnh tồn tại và thích nghi tạo ra các chủng mới.
NGUYÊN NHÂN BỆNH:
MDV (Marek Disease Virus) là một virus kí sinh nội bào, thuộc họ Herpesviridae, phân họ Alphaherpesviridae, phân nhóm Mardivirus, những virus này có mối liên quan chặt chẽ với nhau về tính kháng nguyên và phân loại xa hơn thành 3 kiểu serotype (kiểu huyết thanh)
- Serotype 1: virus có khả năng gây khối u và là tác nhân gây bệnh Marek
- Serotype 2: được phân lập phổ biến ở gà và không gây khối u
- Serotype 3: Thường các đàn gà Tây và không gây khối u.
Ba kiểu serotype này có tính kháng nguyên chéo.
Các chủng virus Marek của serotype 1 có thể được phân thành 4 nhóm dựa vào độc lực và khả năng để sản xuất tạo ra các loại vaccine khác nhau phòng chống khối u nhạy cảm trên gia cầm:
- Chủng độc lực nhẹ (mMDV) ít gây bệnh tích, gia cầm rất dễ cảm nhiễm.
- Chủng độc lực (vMDV) gây bệnh tích nghiêm trọng được bảo vệ hiệu quả với các vaccine đơn giá như
- Chủng độc lực cao (vvMDV) có thể gây ra những tổn thương rất lớn và được bảo vệ bởi vaccine nhị giá như HVT/SB1.
- Chủng độc lực rất cao (vv+MDV) gây những tổn thương rất lớn, vaccine đơn giá hoặc nhị giá như: (CVI988/ “+HVT”)/ vaccine công nghệ gen (serotype 1 Chimera).
Ban đầu gà bị lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với tế bào bị nhiễm bệnh (có trong nang lông) được bài thải ra ngoài môi trường, virus sau đó xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua đường hô hấp và di chuyển đến các tổ chức lympho chủ yếu là lách, tuyến ức và Bursa của túi Fabricius. Cơ chế di chuyển từ hệ thống hô hấp tới các tổ chức lympho hiện nay chưa có lời giải thích.
- Giai đoạn sớm tiêu hủy tế bào xảy ra chủ yếu ở B-cells khi trong cơ thể, quá trình tiêu hủy tế bào kích thích phản ứng viêm của cơ thể vật chủ dẫn tới hoạt hóa T-cells.
- Giai đoạn tiên phát tại tổ chức lympho, có các biểu hiện như viêm võng mạc ác tính với thâm nhiễm đại thực bào, bạch cầu hạt trong tủy xương & sự tăng sinh tế bào lưới có thể xảy ra dẫn đến chứng lách to.
Đối với gia cầm bị nhiễm trùng đợt một, sự tiêu hủy tế bào có thể tái lại sau 2 - 3 tuần kể từ khi nhiễm, kết quả gây ra suy giảm miễn dịch lâu dài trong suốt vòng đời. Sinh sản tế bào có thể bị ảnh hưởng dẫn đến hình thành thể vùi trong cơ thể, phá hủy cấu trúc tế bào và hình thành tổn thương hoại tử trong các biểu mô thận, dạ dày tuyến và biểu mô nang lông, tế bào lympho có thể bị nhiễm ở các vị trí này cũng như các tổ chức lympho nguyên phát.
Vòng đời lây nhiễm xảy ra hoàn toàn chỉ khi có sự tồn tại virus ở nang lông (FFE Feather Follicle Epithelium) kết quả là virus hình thành vỏ bọc và chúng có khả năng lây nhiễm.
Virus có khả năng lây nhiễm bài thải qua tế bào nang lông chứa chúng, đây là nguồn lây nhiễm cho các gia cầm khác. Gia cầm nhiễm bệnh có thể có biểu hiện hoặc không có biểu hiện bệnh. Virus Marek sẽ bài thải ra ngoài môi trường trong suốt vòng đời của gia cầm nhiễm bệnh.
Vòng đời lây bệnh của Virus Marek.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Thể thần kinh
@Bại liệt và chết
CHẨN ĐOÁN
- Bệnh Marek được biểu hiện bởi sự thâm nhiễm của tế bào đơn nhân tại thần kinh ngoại vi, tuyến sinh dục, cơ quan nội tạng, mắt, cơ và da. Mặc dù sưng dây thần kinh ngoại vi & u lympho cơ quan nội tạng là phổ biến cho bệnh Marek nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra. Độ tuổi mắc bệnh của gà thông thường từ 4-20 tuần. Trên gà giống, gà đẻ thương phẩm bệnh tích khối u Marek thường thấy ở giai đoạn bắt đầu hoặc đỉnh của chu kỳ đẻ…
- Cần chẩn đoán phân biệt với các khối u do các nguyên khác như ALV, REV…
- Đối với gà đã chủng ngừa vaccine Marek chủng CVI988 có thể lấy mẫu nang lông cánh gà lúc 5 tuần tuổi để kiểm tra PCR nhằm đánh giá hiệu quả chủng ngừa (dương tính với chủng vaccine từ vaccine hay từ môi trường hay âm tính).
- Khi gà nghi nhờ mắc bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm của các cơ quan có bệnh tích như gan, lách, thận, dạ dày tuyến… kiểm tra mô bệnh học.
PHÒNG TRỊ & KIỂM SOÁT BỆNH
Không có phương pháp điều trị bệnh Marek. Áp dụng chủng ngừa vaccine phù hợp & làm tốt an toàn sinh học có thể phòng lâm sàng của bệnh. Đàn gia cầm thương phẩm có thể tiêm chủng trên phôi 18 ngày tuổi (in ovo) hoặc gà con 1 ngày tuổi.
Không có loại vaccine nào hiện nay làm sạch được hệ miễn dịch & các đàn gà ngừa vaccine vẫn có thể bị nhiễm MDV độc lực cao và virus có thể nhân lên, tồn tại và bài thải từ biểu mô nang lông (FFE) lây nhiễm cho gia cầm khác góp phần làm gia tăng độc lực của các chủng virus thực địa, mức an toàn sinh học cao luôn luôn được duy trì để phòng phơi nhiễm sớm của gà đối với MDV. Các vaccine Marek đa giá đang được sử dụng hiện nay như CVI988+ HVT cũng đang cung cấp sự bảo hộ cho trang trại, tuy nhiên virus thực địa ngày càng gia tăng độc lực nên cần các vaccine Marek cho hiệu quả và an toàn hơn đối với những khu vực có áp lực về Marek độc lực cao hay các đàn gà nuôi dài ngày, gà đẻ thương phẩm và gà giống có tỷ lệ mắc bệnh và biểu hiện lâm sàng khi đẻ đỉnh hay giữa giai đoạn đẻ.
Tại sao phải cần một dòng vaccine Marek mới?
- Nguy cơ xuất hiện Virus độc lực rất cao (VV+MDV)
- Không gây suy giảm miễn dịch
- Ngăn ngừa sự bài thải
Sau hơn 40 năm từ khi vaccine Marek dòng cổ điển ra đời nhằm kiểm soát những thiệt hại về kinh tế do MDV gây ra nhưng không có loại vaccine nào loại bỏ được virus gây bệnh khỏi hệ miễn dịch do đó virus vẫn lây truyền cho chăn nuôi gia cầm trên khắp thế giới và độc lực của virus càng ngày càng tăng độc lực.
Một vaccine hiệu quả cao và một chương trình thực hành an toàn sinh học tốt sẽ giúp trì hoãn sự phát triển của các chủng virus có độc lực cao hơnVaccine Prevexxion của tập đoàn thương hiệu Boehringer Ingelheim là dòng vaccine công nghệ sinh học biến đổi gen với những ưu điểm nổi trội so với các dòng vaccine từ trước gồm bảo hộ các chủng virus Marek độc lực rất cao, không gây suy giảm miễn dịch, giảm sự bài thải.
BSTY. Đỗ Duy Hòa, GĐ Gam hàng gia cầm, Viphavet