Bệnh do Mycoplasma synoviae (MS) trên gà được phát hiện và miêu tả lần đầu tiên những năm 1950 (Olson, 1950) với các thể viêm khớp trên gà thịt, đến các năm 1970 xuất hiện các thể hô hấp. Cho đến nay, sau hơn 70 năm tìm hiểu nghiên cứu và điều trị, Mycoplasma synoviae vẫn là vấn đề nhức nhối trong chăn nuôi gia cầm thế giới.
Trong chăn nuôi gia cầm Việt Nam hiện nay, điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tập quán chăn nuôi mật độ cao, gối đầu, kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, ẩm độ, bụi, amoniac… kém. Đặc biệt, vấn đề an toàn sinh học và vệ sinh thú y chưa được quan tâm chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lưu hành, phát triển gây bệnh.
Tại sao lại như vậy? Một bệnh hô hấp tưởng chừng như đơn giản do một loại vi khuẩn gây ra lại là vấn đề hóc búa với tất cả các trang trại gia cầm và các công ty thú y hàng đầu thế giới với công nghệ phát triển bậc nhất? Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ đi tìm trên các đặc điểm tạo nên sự đặc biệt của vi khuẩn độc đáo này.
Mycoplasma là nhóm vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất có khả năng sống độc lập nội bào (trong nguyên sinh chất của tế bào vật chủ) và ngoại bào (trong máu). Do đó, vi khuẩn có khả năng tránh được sự tiếp xúc và tác động của kháng sinh khi kháng sinh lưu hành trong máu. Cấu tạo của vi khuẩn Mycoplasma không có thành tế bào nên có khả năng miễn nhiễm tự nhiên với nhóm kháng sinh β- lactam (Penicilline,..).
Đồng thời, vi khuẩn Mycoplasma có khả năng biến đổi cấu trúc các thành phần bề mặt tạo sự thích ứng với vật chủ làm cho các tế bào miễn dịch của cơ thể không nhận biết và bắt nuốt.
Đặc điểm quan trọng này làm cho các cá thể gà nhiễm bệnh sẽ bài thải vi khuẩn nhiều nhất sau 4 – 6 tuần, mang trùng và bài thải suốt đời (Naola Ferguson, 2013).
Mặt khác, vi khuẩn Mycoplasma rất khó phân lập và nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo (môi trường dinh dưỡng đặc biệt + huyết thanh hoặc nuôi cấy trên phôi gà 7 ngày tuổi bằng tiêm túi lòng đỏ). Vì vậy, xác định loại kháng sinh điều trị Mycoplasma tại các trang trại là vấn đề rất khó khăn và hầu như không thực hiện được trong thực địa.
Những đặc điểm và đặc tính gây bệnh đặc biệt trên, vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân quan trọng hàng đầu gây ra hội chứng hô hấp mãn tính trên các đàn gà nuôi thả cũng như nuôi nhốt công nghiệp. Hậu quả tất yếu đi kèm bao gồm: chậm lớn, giảm hiệu quả thức ăn, giảm sản lượng trứng, tăng tỷ lệ loại thải và tỷ lệ quầy thịt không đạt yêu cầu về trọng lượng khi giết mổ. Tăng chi phí thuốc thú y và chương trình phòngbệnh rất tốn kém. Đặc biệt, vi khuẩn tác động làm giảm khả năng tự bảo vệ của đường hô hấp, mở đường cho các virus, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp khác và thường xuyên kết hợp với E.coli (CCRD).
Hình 1: Viêm sưng khớp bàn chân
Hình 2: Viêm sưng khớp cổ chân và khớp bàn chân có mủ
Hình 3: Viêm túi khí và màng bao gan khi có E.coli kế phát
*Ghi chú: N = 56 gà; +: nhẹ; ++: trung bình; +++: nặng
*Ghi chú: N = 56 gà; +: nhẹ; ++: trung bình; +++: nặng
Trên các đàn gà giống và gà đẻ trứngnthương phẩm, hậu quả nặng nề hơn ngoài giảm sản lượng trứng và chi phí thuốc điều trị là vi khuẩn Mycoplasma có khả năng truyền dọc qua trứng. Tác động trực tiếp giảm tỷ lệ ấp nở đồng thời gây bệnh cho đàn con.Nghiên cứu từ đại học Georgia – USA, đàn gà nhiễm MS giai đoạn bắt đầu đẻ làm tăng nguy cơ viêm phúc mạc giai đoạn đẻ đỉnh do E.coli gây ra. Đồng thời, tăng tỷ lệ chết/ tuần từ 0,26 – 1,71% so với các đàn không nhiễm.
Hình 4: Viêm phúc mạc do MS + E.coli
Ref. Raviv et al. (2007) ‘Role of Mycoplasma synoviae in commercial layer Escherichia coli peritonitis syndrome.’ Avian Dis. Sep,51(3):685-90.
Làm thế nào để kiểm soát Mycoplasma trong điều kiện chăn nuôi hiện tại?
1. Các đàn gà giống, gà đẻ thương phẩm giá trịcao:
- Ưu tiên hàng đầu là chương trình kết hợp kháng sinh điều trị hô hấp và vaccine phòng bệnh (Vaxsafe MG & Vaxsafe MS)
- Vaccine Vaxsafe MG & Vaxsafe MS sẽ được làm lúc 3 – 6 tuần tuổi bằng phương pháp nhỏ mắt
- Trong giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi cần thực hiện quy trình làm sạch vi khuẩn Mycoplasma trong đàn bằng cách sử dụng bộ sản phẩm kháng sinh điều trị (RONAXAN 500G & CRD92) 2 giai đoạn
- (5 ngày đầu & giai đoạn trước khi làm vaccine 4 ngày)
- RONAXAN 500G: đặc tính ưu việt với thành phần Doxycycline 50% (1g thành phẩm chứa 577mg Doxycycline hoạt động). Hàm lượng Doxycycline hoạt động cao hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại. RONAXAN 500G được sản xuất với dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu với thương hiệu nổi tiếng Coophavet – Dopharma từ lâu đã được các khách hàng đánh giá với chất lượng vượt trội. Công nghệ đặc biệt ưu việt tá dược đảm bảo cho thành phần Doxycycline không bị tương tác với thành phần Ca2+ trong thức ăn đảm bảo tối ưu hàm lượng Doxycycline hấp thu khi cấp qua đường thức ăn hoặc nước uống.
- Khuyến cáo sử dụng: 1kg/40 – 50 tấn thể trọng (trộn thức ăn hoặc uống 2 lần/ngày).
- CRD92: thành phần kết hợp đặc biệt của Spiramycin và Trimethoprim (100g thành phẩm chứa 50 million IU Spiramycin và 5g Trimethoprim) tác dụng chuyên biệt cho Mycoplasma gây viêm khớp. Đặc tính vượt trội giúp phân tử Spiramycin có khả năng tập trung nhiều hơn ở các cơ quan mục tiêu (phổi, máu, gan, thận, ổ khớp) đồng thời tác dụng kéo dài hơn tại các cơ quan so với Tylosin hay Erythromycine. Bên cạnh đó, Trimethoprim có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng cho hiệu quả tối ưu điều trị các vi khuẩn kế phát
- Khuyến cáo sử dụng: 1 – 1,5kg/10 tấn thể trọng liên tục 4 ngày.
2. Gà thịt, gà ta:
RONAXAN 500G & CRD92 là bộ kháng sinh tối ưu trong liệu trình điều trị khi có biểu hiện bệnh do Mycoplasma gây ra.
Kết hợp tốt kháng sinh và bổ trợ (Phosretic – Heparenol – Vitaperos) tăng cường chức năng giải độc gan thận và bổ sung vitamin để có hiệu quả tối ưu nhất.
Vệ sinh sát trùng chuồng trại định kỳ là liệu pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong việc giảm bớt áp lực mầm bệnh xâm nhiễm từ môi trường.
Tác giả: BSTY. Nguyễn Minh Đức - Quản lý sản phẩm Dopharma
CÔNG TY TNHH VIỆT PHÁP QUỐC TẾ