TẬP TRUNG VÀO CHĂN NUÔI THỦY CẦM:
Trong 50 năm qua, ngành chăn nuôi thủy cầm như vịt và ngỗng đã cho thấy sự tăng trưởng nổi bật và trở thành nguồn cung cấp protein đáng kể trên toàn cầu. Sản lượng vịt trên thế giới trong thời gian này đã tăng gần 5 lần từ 256 triệu lên khoảng 1.253 triệu vào năm 2019. Thủy cầm là loài chăn nuôi rất quan trọng ở nhiều nước đang phát triển nhờ vào ưu điểm ít nhiễm bệnh, sản lượng trứng cao, thịt ngon và giàu dinh dưỡng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tốt, định giá thành phẩm tốt, hệ thống chăn nuôi linh hoạt.
Tổng đàn vịt | Triệu con | Số liệu từ FAO |
|
| Năm 2000 | Năm 2010 | Năm 2020 |
Thế giới | 969.75 | 1240.93 | 1253.98 |
Phân tích đàn vịt ở từng châu lục theo % tổng đàn vịt trên thế giới | |||
Châu Đại Dương Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Á | = 0.13 = 2.3 = 2.5 = 7.81 = 87.26 | Úc Ai Cập, Madagascar, Mozambique, Tanzania Mexico, Mỹ, Brazin, Argentina, Canada, Paraguay Nga, Pháp, Uraina, Hungary, Romania, Ba Lan, Đức Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Philippines, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc |
|
CHĂN NUÔI VỊT LẤY THỊT
Tổng sản lượng thịt vịt hiện nay ước tính khoảng 5 triệu tấn. Trong đó, 4,15 triệu tấn (83%) được sản xuất ở châu Á. Với hơn 3 triệu tấn, Trung Quốc đại lục chiếm 69% sản lượng thịt vịt trên toàn thế giới. Sản xuất thịt vịt nói chung đã tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 4% trong 10 năm qua. So với các châu lục khác, Châu Phi đã cho thấy mức tăng trưởng gần 5%, trong khi đó tăng trưởng ở châu Á là 4,39%. Ở châu Á, Việt Nam đã tăng trưởng lớn trong sản xuất thịt vịt trong 2 năm qua do hậu quả sự bùng phát dịch tả heo Châu Phi; nhiều người chăn nuôi heo đã cải tiến cơ sở thành chăn nuôi vịt. Một thực tế tương tự đã diễn ra ở Trung Quốc khi sản lượng thịt heo giảm, thì sản lượng thịt vịt cũng tăng lên. Chăn nuôi vịt ở Myanmar, Indonesia và Hàn Quốc đang có xu hướng tăng lên trong khi Ấn Độ, Thái Lan và Vương quốc Anh lại có xu hướng giảm. Nhiều năm qua, thịt vịt đã trở thành loại thịt được đánh giá cao bởi các đầu bếp ẩm thực và nhiều quán ăn. Thịt vịt có vị ngon và có giá trị dinh dưỡng cao càng chứng tỏ các giá trị cảm quan (hương, sắc, vị) cũng như hiệu quả kinh tế của nó.
CHĂN NUÔI VỊT LẤY TRỨNG
Tổng sản lượng trứng thủy cầm trên thế giới ước tính khoảng 90 tỷ (88 – 95 tỷ), chiếm 6,5% tổng sản lượng trứng gia cầm. Châu Á đóng góp tới 94% tổng sản lượng trứng thủy cầm và trứng vịt chiếm tới 90% sản lượng này. Tính trên mỗi quốc gia, Trung Quốc đứng đầu danh sách với gần 70 tỷ quả trứng, chiếm tỷ 78% trên toàn thế giới. Theo sau đó là Thái Lan, Indonesia, Brazin, Bangladesh và Ấn Độ. Một số giống vịt ở Trung Quốc có khả năng cho 280 đến 350 quả trứng trong khoảng thời gian 500 ngày tuổi với tỷ lệ thức ăn – trứng khoảng 2,75:1.
Các giống vịt đẻ phổ biến nhất là vịt Shaoxing (Thiệu Hưng) và vịt Shanma. Trứng từ giống vịt này có màu xanh lá nhạt, trọng lượng khoảng 88 gam. Tỷ lệ trứng thủy cầm chiếm khoảng 10% tổng số trứng gia cầm ở Châu Á; 1,5% ở châu Mỹ và Châu Phi; chỉ chiếm khoảng 0,7% ở châu Âu và châu Đại Dương. Tỷ lệ tiêu thụ trứng thủy cầm được dự đoán sẽ tăng trong thập kỷ tới do nhu cầu tiêu thụ những loại thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn ngày càng tăng.
CHĂN NUÔI NGỖNG LẤY GAN BÉO “FOIE GRAS”
“Foie gras” hay gan ngỗng béo là một món ăn được chế biến từ gan vịt hoặc gan ngỗng xám. Là món ăn ngon phổ biến và rất tinh tế ở Pháp, Tây Ban Nha, Hungary, Bulgaria, Canada và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, chỉ những gan vịt từ 300g trở lên và gan ngỗng từ 400g trở lên mới được công nhận là “Foie gras”. Những lá gan béo này có được từ quá trình ép cho ăn, nhưng ngày càng được khuyến cáo khả năng ăn nhiều tự nhiên của con vật, chúng ăn hai lần mỗi ngày trong vòng từ 12 đến 17 ngày. Gan béo “Foie gras” được cho là giàu dinh dưỡng, vị béo và tinh tế. “Foie gras” được bán nguyên miếng hoặc được chế biến thành kem bơ hoặc pa-tê. Nó cũng có thể được dùng làm món ăn kèm với thịt bò nướng. Kỹ thuật vỗ béo gan đã có từ 2500 năm trước Công Nguyên ở Ai Cập.
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi ở ở một số nơi trên thế giới, ngành sản xuất “foie gras” vẫn đang mang lại việc làm cho khoảng 39,000 lao động ở châu Âu.
Sản lượng “foie gras” trên toàn cầu năm 2014 | ||
Pháp Hungary Bulgaria Trung Quốc Canada Tây Ban Nha
| 19,608 tấn 2,590 tấn 2,600 tấn 500 tấn 250 tấn 200 tấn | 74.3 % 9.8 % 9.96 % 1.8 % 0.9 % 0.7 % |
Tổng cộng | 26,396 tấn |
|
“Foie gras” thường được lấy từ vịt trời (vịt đực Muscovy x vịt cái Pekin) được vỗ béo trong 12 ngày và thường đưa tới lò mổ ở 100 ngày tuổi. Vịt trời là một giống vịt lai vô sinh thường được gọi là “vịt mule”.
Nguyên lý cơ bản trong sản xuất gan ngỗng béo “foie gras”
Nguyên lý cơ bản trong sản xuất “Foie gras” là khả năng nở rộng thực quản để tăng trọng đặc biệt là ở gan để chuẩn bị cho các cuộc di cư ở thủy cầm. Không giống nhiều loài gia cầm giác, vịt và ngỗng không có diều. Loài vịt hoang dã có thực quản nở rộng cho phép chúng nuốt những thức ăn lớn để tiêu hóa từ từ và cung cấp năng lượng trong suốt quá trình di cư.
Khuyến nghị về mặt ẩm thực
Vị của “Foie gras” nên kết hợp rượu vàng, Sauternes, Jurancon, Quart de Chaume, Coteaux de Layon, Gewurztraminer…
SẢN XUẤT LÔNG VŨ VÀ LÔNG TƠ
Lông vũ và lông tơ là sản phẩm phụ của thủy cầm như vịt và ngỗng được thu hoạt bằng cách cạo và nhổ. “Lông tơ” là lớp lông phía dưới của thủy cầm (vịt, ngỗng) bao gồm các sự lông mịn. Lông tơ thu hoạch từ vịt và ngỗng sự dùng để may áo ấm (Anorak), chăn ra gối nệm, túi ngủ và áo khoác trong khi lông vũ thường được dùng trong gối và đệm, làm lông của cầu lông và ghế sofa.
Lông vũ và lông tơ là sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi lấy thịt. Hai loại này thường được thu hoạch từ các lò mổ và bán cho thương lái để tái sử dụng. Con người đã sử dụng lông vịt và ngỗng để làm áo giữ ấm trong suốt hơn 4000 năm qua ở Trung Âu nhưng được Hungary tìm thấy và thương mại hóa chỉ mới hơn 200 năm trước.
Sản lượng toàn cầu ước tính khoảng 39,000 tấn lông tơ mỗi năm, trong đó Trung Quốc và Đài Loan là hai nước sản xuất chính. Giá trị của lông tơ phụ thuộc vào quy luật cung cầu bị chi phối bởi sản xuất vịt và ngỗng, chi phí xử lý và điều kiện thời tiết. Một tấn lông đôi khi có giá khoảng 57,000 đô la Mỹ hoặc hơn.
QUẢN LÝ VÀ CHĂN NUÔI VỊT
Một số đặc điểm trong chăn nuôi vịt ở châu Á hiện nay là sự thay đổi hệ thống chăn nuôi từ du mục truyền thống, khi đó vịt được chăn thả trên ruộng lúa sau thu hoạch sang mô hình chăn nuôi khép kín. Hệ thống nền chuồng trong nhà và lớp rơm dày đang được phát triển thành công để đáp ứng các nhu cầu sản xuất công nghiệp chuyên sâu, yêu cầu về sức khỏe vật nuôi (kiểm soát khí ammoniac) và yêu cầu bảo vệ môi trường (chuyển chất thải chăn nuôi thành phân hữu cơ). Ngày càng có nhiều vịt được nuôi trong những chuồng kín, nơi nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Thật vậy, hai yếu tố môi trường này quyết định toàn bộ các thông số kỹ thuật khác như tốc độ tăng trưởng, FCR và sức khỏe vật nuôi. Điều kiện thích hợp cho vịt trưởng thành nằm trong khoảng 8oC đến 26oC, lý tưởng nhất là nằm trong khoảng từ 18oC - 21oC với độ ẩm tương đối là 65%. Lưu thông gió tốt và hiệu quả là nền tảng để giữ cho nồng độ ammoniac dưới mức 15ppm để giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi. Vịt con rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ nên chuồng nuôi cần được duy trì nhiệt độ ở mức 26oC và chuồng úm có nhiệt độ 35oC trong tuần tuổi đầu. Vịt đi tiểu nhiều hơn 6 lần so với các loài gia cầm khác. Việc tiểu nhiều có thể dẫn đến lượng ammoniac cao ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào, gây ra hiện tượng lên men do nhiệt độ cao, dễ dẫn đến bệnh viêm gan bàn chân, viêm kết mạc, thậm chí tử vong. Quản lý các điều kiện môi trường chăn nuôi như nhiệt độ, ẩm độ và nền chuồng là các yếu tố quyết định của mô hình chăn nuôi kín (Mistral). Vịt cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố gây căng thẳng như nhiệt độ cao, ẩm độ cao, tiếng ồn, gió lùa và các sở có thực hành chăn nuôi kém.
MỘT VÀI KHUYẾN CÁO TRONG CHĂN NUÔI (GIỐNG VỊT PEKIN)
Tuần tuổi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
Nhiệt độ dưới máy sưởi (oC) | 37oC | 30oC | 15oC đến 20oC tối đa | ||||
Nhiệt độ chuồng nuôi | 37oC | 18oC đến 20cC | |||||
Ánh sáng | 24h/24h | ||||||
Vật liệu và trang thiết bị | Mất nước trong khoảng 2-3 ngày | Sàn rơm: 5-6 vịt con/ m2 Sàn lót gỗ: 14 – 16 vịt con/ m2 1 Lò sưởi công suất 3000cal/ 300 vịt con 1 máng uống/ 50 vịt con 1 máng ăn/ 50 vịt con 1 chuồng tối đa 200 – 500 vịt con | |||||
Mái | Thể trọng (g) | 259 | 740.01 | 1432 | 2148 | 2840 | 3441 |
Tăng trọng bình quân mỗi ngày | 30.1 | 68.7 | 98.7 | 102.4 | 98.9 | 85.9 | |
Trống | Thể trọng (g) | 261 | 768 | 1494 | 2196 | 2940 | 3660 |
| Tăng trọng bình quân mỗi ngày | 30.4 | 72.4 | 103.7 | 100.3 | 106.3 | 102.9 |
Trọng lượng trung bình |
| 260 | 754 | 1453 | 2172 | 2890 | 3551 |
FCR |
|
|
|
|
| 1.73 | 1.96 |
CÁC GIỐNG VỊT VÀ PHỐI GIỐNG
Vịt nuôi thuộc giống “anas” và “carina”. Tổ tiên của chúng đa số từ giống vịt trời (Anas Platyrhynchos) đã được thuần hóa ở phía nam Trung Quốc. Giống vịt Muscovy (Cairina Moschata) được thuần hóa ở châu Mỹ Latinh nơi chúng vẫn rất phổ biến. Mặc dù có hơn 90 giống vịt khác nhau trên toàn thế giới, các giống chính để sản xuất thịt là giống Muscovy và giống Pekin với một số giống địa phương ở Anh và Pháp như giống Aylesbury và giống Rouen. Nhiều giống được lai tạo giữa các dòng khác nhau cũng thích hợp để chăn nuôi lấy thịt.
GIỐNG MUSCOVY
Giống Muscovy có nguồn gốc từ Brazil và sau đó được thuần hóa ở châu Âu vào khoảng những năm 1560. Ở Châu Âu, nó được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Về mặt kỹ thuật, Muscovy thuộc họ ngỗng vì cách chúng gặm và ăn cỏ tương tự loài ngỗng. Giống Muscovy khác với các giống khác về nhiều đặc điểm sinh lý, hình thái và tập tính.
- Muscovy ấp trứng của các loài khác như chính trứng của mình
- Muscovy có thể bay và đậu trên các cành cây
- Khi giao phối chéo thành công, các thế hệ con lai bị vô sinh
- Con trống không có đuôi không giống như các loài khác
- Cả con trống lẫn con mái đều rít chứ không kêu.
- Sản lượng và chất lượng trứng thấp
- Trứng của giống Muscovy cần ấp trong 35 ngày (các giống khác 28 ngày)
- Thịt của chúng có hàm lượng chất béo thấp hơn thịt của các giống vịt khác.
GIỐNG VỊT PEKIN
Mặc dù sản xuất chỉ để lấy thịt, vịt Pekin cho trứng tốt hơn vịt Muscovy. Giống vịt Pekin có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng hiện nay là giống phổ biến nhất để sản xuất thịt trên toàn thế giới. Những cải tiến lớn về di truyền của giống này đã đạt được ở Anh và Pháp. Với phần ức săn chắc và đôi chân khỏe mạnh tự nhiên, giống Pekin cho thịt cũng như trứng với tỉ lệ chuyển đổi rất hiệu quả. Thông minh và dễ nuôi, vịt Pekin đang trở nên phổ biến ở các hộ chăn nuôi gia đình.
CÔNG TÁC GIỐNG
Tương tự như nhiều loại vật nuôi và các loài gia cầm khác, thể trọng và khả năng sinh sản có tỉ lệ nghịch với nhau và do đó ưu tiên về thể trọng sẽ dẫn đến việc giảm sản lượng trứng. Những công ty giống chuyên về vịt thịt như Cherry Valley, Orvia và Grimaud vẫn đang duy trì dòng trống và dòng mái riêng biệt. Dòng trống là các giống được lựa chọn chủ yếu về tốc độ tăng trưởng, FCR thấp, tỷ lệ mỡ thân, thịt cơ ngực và lông, sau cùng là đảm bản sản lượng trứng. Lựa chọn này cho hiệu suất thức ăn cao đối với dòng trống cho nhiều thịt nạc.
Hiệu quả thức ăn đã trở thành mục tiêu cải tiến di truyền hàng đầu trong những năm qua. Hiệu quả thức ăn trở thành tiêu chí đo lường bởi các công ty di truyền hàng đầu với sự trợ giúp của các kỹ thuật tiên tiến như máy điện tử truyền thông tin được trang bị ở cánh của thủy cầm, ghi lại lượng thức ăn ăn vào mỗi lần chúng đến máng ăn. Tỷ lệ chất béo thân thịt là ảnh hưởng ngược lại của hiệu quả sử dụng thức ăn vì thân thịt thấp có thể ảnh hưởng tới chất lượng ăn vào; chất béo trở nên rất cần thiết và tạo vị ngon cho thịt.
Dòng mái chủ yếu được lựa chọn vì tốc độ tăng trưởng và hình dạng cơ thể trong khi dòng trống cần đáp ứng yêu cầu về sản lượng trứng và khả năng ấp nở.
Hiện tại, giống Pekin từ các công ty chăn nuôi lớn có thể đạt trọng lượng thị trường khoảng 3,1kg ở 5 tuần tuổi; tỉ lệ chuyển đổi thức ăn là 1:7:1; phần thịt ức trung bình bằng khoảng 20% trọng lượng thân thịt.
Trái với một số niềm tin sai lầm rằng giống Pekin hay Muscovy không thuộc về bất cứ một công ty thương mại nào. Hình dạng cơ thể, đặc điểm di truyền tốt là những tiền đề được sử dụng trong cải tiến di truyền, tốc độ tăng trưởng, chi phí tăng trưởng và FCR.
DINH DƯỠNG
Trong khi các loài khác được xếp loại thuộc họ gia cầm, thì vịt được xếp vào loài thủy cẩm bởi nhiều khác biệt về hình thể, sinh lý và thể chất so với các loài gia cầm khác. Một cái mỏ phẳng, rộng có hình dài như một cái thìa và được thiết kế để lấy nước và thức ăn trong một ngụm lớn, không có một cái diều “thật” thay vào đó là một thực quản có thể nở rộng để chứa một lượng thức ăn đáng kể. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, chính các nhà nghiên cứu từ Pháp và Trung Quốc đã đóng góp đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng thủy cầm. Từ thực tế ưu tiên nghiên cứu các giống gia cầm có số lượng lớn, nên hầu hết các nghiên cứu trên thế giới tập trung vào nghiên cứu dinh dưỡng của các giống vịt phổ biến như vịt Moscovy và vịt Pekin.
Hiện nay, chất lượng dinh dưỡng của thức ăn, sự tăng trưởng của vịt có liên quan trực tiếp đến lượng thức ăn bị ảnh hưởng với nhiệt độ môi trường; thức ăn thường tệ hơn khi tiếp xúc với độ ẩm cao và do biểu hiện vật lý của thức ăn. Tiếp xúc với nhiệt độ cao tác động tiêu cực đến lượng thức ăn ăn vào và sự tăng trọng. Thức ăn, dù ở dạng bột mịn hay viên ép đùn, thì vật nuôi vẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Chương trình cho ăn phải được thiết kế để đạt được mức tăng trọng tối ưu trong khi đó vẫn theo sát khung tiêu chuẩn về năng suất tối ưu trong di truyền giống.
VÍ DỤ VỀ KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG KHI CHĂN NUÔI GIỐNG VỊT PEKIN
Chỉ tiêu | Con non: 0-3 tuần tuổi | Phát triển nhanh: 4 - 10 tuần tuổi | Duy trì: 10 - 20 tuần tuổi | Trước đẻ: 20 - 24 tuần tuổi | Bắt đầu đẻ |
Quantities gr/duck for the period | 1000 gram | 4000 gram | 12000 gram | 5000 gram | 200 gram/day |
Gross protein % | 19.50 | 17.50 | 15.50 | 16.00 | 17.50 |
Dig lysine gram/kg | 9.50 | 8.00 | 6.00 | 6.00 | 7.80 |
Dig meth /dig lysine | 0.45 | 0.50 | 0.50 | 0.55 | 0.55 |
Dig meth +C/dig lysine | 0.75 | 0.85 | 0.85 | 0.85 | 0.85 |
Dig threo / dig lysine | 0.70 | 0.72 | 0.72 | 0.72 | 0.72 |
Dig trypt / dig lys | 0.18 | 0.20 | 0.20 | 0.20 | 0.20 |
Dig val /dig lys | 0.80 | 0.85 | 0.85 | 0.85 | 0.85 |
Dig arg / dig lys | 1.10 | 1.20 | 1.20 | 1.20 | 1.20 |
M.E Kcal / kg | 2800 | 2750 | 2730 | 2730 | 2700 |
Linoleic acid | 1.20 | 1 | 1 | 1.2 | 1.5 |
Ca gram / kg | 10.5 - 11 | 9.5 10.5 | 9.0 - 10.0 | 23 | 34 |
Available P / kg | 4.20 | 3.70 | 3.50 | 3.60 | 4.00 |
Ca / total P ratio | 1.4 -1.5 | 1.4 - 1.5 | 1.4 - 1.5 | 2 - 4 | 3 - 4 |
Na gram/kg | 1.5 - 1.6 | 1.5 - 1.6 | 1.5 - 1.6 | 1.5 - 1.6 | 1.5 - 1.6 |
Choline chloride mg/kg | 300 | 300 | 300 | 500 | 500 |
Cellulose max % | 3 - 5 | 3 - 8 | 3 - 8 | 3 - 8 | 3 - 8 |
Oil and fat % | 2 - 4 | 2 - 4 | 2 - 4 | 3 - 5 | 3 - 5 |
Chỉ tiêu | Con non: 1-2 tuần tuổi | Phát triển nhanh: 3-5 tuần tuổi | Lấy thịt 6 -7 tuần tuổi |
Quantities gr/duck for the period | 1500 | 5000 | … |
Gross protein % | 21 | 16 - 17.5 | 15.5 - 16.0 |
Dig lysine gram/kg | 10.00 | 9.00 | 8.50 |
Dig meth /dig lysine | 0.45 | 0.50 | 0.50 |
Dig meth +C/dig lysine | 0.75 | 0.85 | 0.85 |
Dig threo / dig lysine | 0.70 | 0.72 | 0.73 |
Dig trypt / dig lys | 0.18 | 0.19 | 0.20 |
Dig val /dig lys | 0.80 | 0.85 | 0.85 |
Dig arg / dig lys | 1.10 | 1.15 | 1.15 |
M.E Kcal / kg | 2950 | 3050 | 3100 |
Ca gram / kg | 10 - 11 | 8.5 - 9.5 | 8.5 - 9.5 |
Available P / kg | 1.50 | 4.00 | 3.80 |
Ca / total P ratio | 1.4 - 1.5 | 1.4 - 1.5 | 1.4 - 1.5 |
Na gram/kg | 1.5 - 1.6 | 1.5 - 1.6 | 1.5 - 1.6 |
Choline chloride mg/kg | 300 | 300 | 300 |
Cellulose max % | 3 - 5 | 3 - 5 | 3 - 5 |
Oil and fat % | 2 - 4 | 3 - 5 | 3 - 5 |
KHUYẾN CÁO TRONG CHĂN NUÔI VỊT
MẬT ĐỘ Ở ĐIỀN KIỆN KÍN
Tuổi | 1 tuần | 2 tuần | 3 tuần | 4 tuần đến xuất chuồng |
Con/ m2 | 15 - 20 | 10 - 12 | 7.8 | 4 - 5 |
NHIỆT ĐỘ Ở ĐIỀU KIỆN KÍN
Tuần tuổi | Nhiêt độ dưới máy sưởi | Nhiệt độ môi trường |
1 | 35oC – 32oC | 25oC – 22oC |
2 | 30 oC – 25oC | 21oC – 15oC |
3 |
| 14oC – 10oC - 20oC |
4 |
| 10oC - 20oC |
| Một máy sưởi 3000 calo cho 250 vịt con |
|
HỆ THÔNG NƯỚC UỐNG
Máng uống tròn | Máng uống dọc | |
1 tuần tuổi | 1 máng uống cho 70 – 80 vịt con |
|
2 tuần tuổi | 100 – 120 vịt con | 1 máng uống (2m) cho 400 vịt con |
3 tuần tuổi | 120 - 150 vịt con |
|
4 tuần tuổi | 150 – 200 vịt con |
|
CHƯƠNG TRÌNH CHIẾU SÁNG
| Khu tối | Khu sáng |
2 tuần đầu | Cường độ 100 lux 24/24 | Cường độ 100 lux 24/24 |
Từ 3 tuần tuổi đến khi xuất chuồng | Giảm cường độ ở mức 20 lux, giữ cho tới cuối | Ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và ánh sáng mờ vào ban đêm |
Ánh sáng ổn định 24h |
|
|
Tránh gián đoạn ánh sáng tuyệt đối. Điều này có thể gây hoảng loạn và tử vong do thiếu khí hoặc quá khích |
HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
- Hệ thống thông gió tốt rất quan trọng từ tuần tuổi đầu tiên để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và thể trọng dự kiến
- Một hệ thống thông gió tốt phải kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm và ô nhiễm do các khí độc hại (ammoniac)
- Lưu lượng khí = 0 đến 10m3/giờ/kg thể trọng
- Tốc độ gió = 6m/s
HỆ THỐNG CHO ĂN
- Dụng cụ: 1 tuần tuổi: 1 máng ăn/70 – 80 vịt con
2 tuần tuổi đến xuất chuồng: 1 máng ăn/80 con hoặc 1 dãy máng ăn: 1m/100 con
- Dạng thức ăn
1 đến 7 ngày tuổi = vụn
8 đến 21 ngày tuổi = viên nén 2 – 4mm
22 ngày tuổi đến xuất chuồng = viên nén 4mm
BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH TRÊN VỊT
Tương tự, bất kỳ trang trại nào có mật độ chăn nuôi cao cũng là vật chủ của nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Tuy nhiên, trong khi thủy cầm là vật chủ của nhiều bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, thì bản thân chúng lại rất khó nhiễm bệnh. Điều kiện môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, chất độn sàn cũng như thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp loại trừ sinh học, an toàn sinh học và ngăn chặn sinh học đều rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát sinh và phát triển bệnh.
Các bệnh thường gặp trên vịt
Virus | Vi khuẩn | Ký sinh trùng |
· Duck reovirus · Duck parvovirus · Derzsy’s disease · Duck virus enteritis · Duck hepatitis virus · Duck circovirus · Tembusu virus | · Omphalitis (E-coli, Pseudomonas, Klebsiella) · Salmonellosis (salmonella … typh … ENT) · Colisepticemia (E-coli) · Riemerellosis (Pasteurella anatipestifer) · Pasteurellosis (Pasteurelle multocida) · Chlamydiosis (chlamydia psittaci) | · Coccidiosis · Trichomoniasis · Cestodiasis · Nematodiasis · Ascaridiosis · Heretakidosis |
CHĂN NUÔI NGỖNG LẤY THỊT
Sản lượng thịt ngỗng toàn cầu vào năm 2017 ước tính đạt khoảng 2,6 triệu tấn và sản lượng của Trung Quốc chiếm khoảng 95% tổng sản lượng toàn cầu. 15% còn lại được chia bởi các nước như Myanmar, Hungaria, Ba Lan, Brazin, Ai Cập, Trung Quốc và một số nước Châu Phi. Tổng đàn ngỗng tăng trưởng hằng năm đạt tỉ lệ 3,7% ở Châu Á; 2,4% ở châu Âu; 1,8% ở châu Mỹ và 0,2% ở châu Phi.
Chăn nuôi ngỗng lấy thịt đang có xu hướng tăng trưởng. Ngỗng được thuần hóa ở Trung Quốc vào khoảng 6000 năm trước và ở Ai Cập vào khoảng 3000 năm trước. Chúng thuộc họ “Anser”. Giống ngỗng thương mại phổ biến nhất là ngỗng trắng Embden, ngỗng xám Toulouse, ngỗng Châu Phi, ngỗng trắng nhỏ Trung Quốc và ngỗng nâu Trung Quốc.
Ngỗng thường được nuôi để lấy thịt, lông, và sản xuất gan ngỗng. Ngỗng bắt đầu đẻ trứng vào khoảng từ 40 – 50 tuần tuổi và chỉ đẻ 30 – 45 trứng/năm (trọng lượng 120 – 170g/trứng), tỷ lệ nở 60 ngỗng con trên 100 trứng. Kiểm soát lượng thức ăn ăn vào trong khoảng 2 tháng trước khi đẻ giúp tăng số ngỗng con. Ngỗng con lớn rất nhanh và có thể đạt trọng lượng 2kg ở tuần tuổi thứ 4 đến tuần tuổi thứ 5 nhưng vẫn chưa trưởng thành hoàn toàn cho đến khi đạt 2 năm tuổi.
Ngỗng là loại gia cầm ăn cỏ và có thể sinh trưởng và phát triển bằng cách tự kiếm ăn mà không cần bổ sung thêm thức ăn cho chúng. Ngỗng được nuôi thành một nhóm nhỏ với tỷ lệ 1 con đực và 4 con cái. Chúng có thể được nhốt chung 1 cũi nhưng đa số là được chăn thả trên đồng cỏ như ở vùng Lucerne. Ngỗng con tách mẹ từ 6-8 tuần tuổi và được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Vịt Muscovy đôi khi được dùng để ấp 6-8 quả trứng ngỗng, cho phép những con ngỗng tập trung đẻ nhiều trứng hơn.
Ngỗng được nuôi để lấy thịt, gan béo (foie gras), lông vũ và lông tơ. Mỗi năm, một con ngỗng có thể cho đến 400g lông tơ và lông vũ. Ngỗng có rất nhiều công dụng khác nhau và ở Mỹ, chúng được dùng để kiểm soát cỏ dại trong các ruộng cây trồng như măng tây, thuốc lá, các cây họ đậu và khoai tây. Chúng cũng được xem như những vệ sĩ. Kho rượu Bellantines gần Glasgow được bảo vệ bởi những chú ngỗng này.
Tập đoàn Orvia hiện đang dẫn đầu thị trường thế giới về tuyển chọn giống trên ngỗng với các trung tâm thử nghiệm ở Pháp và Hungary xuất khẩu ngỗng con trắng và xám ra toàn thế giới.
CÁC TẬP ĐOÀN THAM GIA CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN GIỐNG Ở THỦY CẦM
Có bốn tập đoàn lớn hiện đang sở hữu chuyên môn về tuyển chọn giống thủy cầm.
Trang trại Cherry Valley
Thành lập vào văm 1959 ở Anh bởi Ông. Joseph Nickerson và được mua lại bởi một nhóm các nhà đầu tư của Trung Quốc là CITIC Agrifund và Chứng khoán thủ đô Bắc Kinh vào tháng 7, 2017. Cherry Valley hiện đang là công ty dẫn đầu thị trường thế giới trong cung cấp vịt Pekin với những hoạt động mạnh mẽ ở Châu Á.
Tập đoàn Orvia
Thành lập vào năm 1976 bởi Bernard Gourmaud ở Vendée (Pháp). Gourmaud đã sáp nhập với tập đoàn Orvia vào năm 2006. Vẫn là một công ty gia đình độc lập, dẫn đầu thị trường Châu Âu về vịt, dẫn đầu thị trường thế giới về ngỗng, Orvia trong những năm qua đã trở thành một thách thức cho Cherry Vally và Grimaud trong việc chung cấp vịt Pekin ở thị trường Châu Á nhờ vào sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất.
Grimaud Frères:
Công ty giống gia cầm Grimaud Frères là công ty tuyển chọn giống của nhiều loài chăn nuôi khác nhau tại Pháp, hoạt động ở nhiều lĩnh vực như vịt Mule, vịt Muscovy, vịt Pekin, ngỗng, chim cánh chụt, gà tây và thỏ lai. Được thiết lập trên nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, Grimaud frères chọn thủy cầm là một trong các ngành khai thác chính của mình.
Maple leaf:
Là một công ty gia đình theo kiểu cha truyền con nối, Maple Leaf được thành lập năm 1958 và công ty hàng đầu của Mỹ về các sản phẩm từ vịt. Các trang trại đầu tiên của Maple Leaf được mở ra ở gần Milford, vùng Indiana bởi Donald Wentzel năm 1958. Được duy trì và quản lý bởi một gia đình Thổ Nhĩ kỳ từ năm 1968, Maple Leaf là nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm vịt chất lượng cao ở Bắc Mỹ
Tác giả: TS Michel Guillaume, Giám đốc kỹ thuật, Tập đoàn Olmix