Ngày 25-8-2017 – Tại Khu du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hội thảo “Tối ưu hoá công thức thức ăn chăn nuôi và cải thiện năng suất vật nuôi” của Công ty TNHH Olmix Asialand đã được tổ chức.
Tham dự Hội thảo này gồm các Đại diện của các công ty Thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam như: CP, Guyomarc’h, Rico, ANT, Japfa…cùng một số trại chăn nuôi lớn của một số tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ.
Hội thảo này quy tụ các chuyên viên dinh dưỡng và những nhà lập công thức giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Trong khi giá thành nguồn nguyên liệu vẫn đang là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc tối ưu hóa công thức là một trong những lựa chọn hàng đầu để giúp các doanh nghiệp đồng hành tốt hơn cùng những thách thức của ngành và người chăn nuôi. Nhưng, làm thế nào để thay đổi công thức mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao sức khỏe và năng suất vật nuôi, góp phần đảm bảo “sức khỏe” cho một ngành nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam? Đó lại là một câu hỏi khó mà hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam đang trăn trở. Việc tìm ra một nhân tố để tối ưu hóa công thức chính là ẩn số cho bài toán này. Hội thảo này chính là cơ hội tốt để đại biểu tham dự có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về dinh dưỡng và tối ưu công thức nhằm giảm chi phí thức ăn và tăng năng suất, đặc biệt là trong tình hình chăn nuôi khó khăn hiện nay. Với chủ đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thiều – Trường Đại học Nông Lâm TPHCM – với bài trình bày “ Tối ưu giá thành trong công thức thức ăn chăn nuôi” đã mang đến cho đại biểu những phân tích sâu sắc về các vấn đề được quan tâm như: Yếu tố quyết định giá thành sản phẩm chăn nuôi, Biến động giá Nguyên liệu, Tổ hợp khẩu phần Thức ăn chăn nuôi, Lựa chọn Nguyên liệu và thay thế phù hợp, Kiểm soát chất lượng. Ông chia sẻ: “ Trong hệ thống sản xuất hiện đại, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để tối ưu thành tích sản xuất của vật nuôi. Hiện nay, thức ăn chiếm khoảng hơn 65% giá thành sản xuất của vật nuôi và giá thành thức ăn chăn nuôi quyết định đến giá sản phẩm. Các yếu ảnh hướng quyết định giá thành thức ăn chăn nuôi gồm có: Giá nguyên liệu – Biến động, Thành phần dinh dưỡng thức ăn, Thiếu nguyên liệu thay thế phù hợp, Thiếu kiểm soát chất lượng”. Ông kết luận: “ Sử dụng giá trị NE đối với heo, ME đối với gia cầm và axit amin tiêu hóa chuẩn hồi tràng (SID) để tổ hợp khẩu phần thức ăn chăn nuôi sẽ giúp cơ hội giảm chi phí thức ăn. Việc lựa chọn nguyên liệu thay thế phù hợp và sử dụng chất bổ sung để giúp giảm giá thành thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, thường xuyên kiểm soát chất lượng nguyên liệu, thức ăn để có thức ăn chất lượng tốt nhất và kiểm tra thức ăn thông qua thành tích vật nuôi”.
Với đề tài “ Sử dụng Enzyme trong Thức ăn chăn nuôi”, Tiến sĩ Ngô Hồng Phượng – Trường Đại học Nông Lâm TPHCM lại mang đến một cách tiếp cận mới về vấn đề “ Vì sao sử dụng men tiêu hóa ( enzyme) trong thức ăn chăn nuôi”. Tiến sĩ Ngô Hồng Phượng nhận định: “ Những xu hướng mới trong nghiên cứu enzyme cho rẳng: Enzyme phá vỡ cấu trúc màng tế bào, phần lớn tấn công vào chất NSP – Non Starch Polysaccharides – hòa tan ( một dạng xơ phổ biến ở phần vỏ, hạt, quả); Sử dụng phytase để phá vỡ cấu trúc của phytase có nhiều trong thức ăn hạt làm cản trở hấp thu khoáng vi lượng và một số axit amin thiết yếu; Sử dụng chế phẩm đa hệ enzyme để tác động lên nhiều nguyên liệu trong công thức thức ăn; Sử dụng công nghệ bảo vệ an toàn enzyme trong thức ăn, chế biến thức ăn ( công nghệ phun ép viên, công nghệ vi bọc tránh tác động môi trường gây biến tính)”. Sau những phân tích về sử dụng enzyme trong thức ăn chăn nuôi, bà cũng giới thiệu giải pháp enzyme từ Adisseo với sản phẩm Rovabio ® ADVANCE – Giải pháp tiêu hóa thức ăn vượt trội. Theo tiến sĩ “ Rovabio® ADVANCE dựa trên công nghệ thủy phân Enzyme nhằm đảm bảo mức độ phân giải tối ưu chất xơ NSP. Rovabio® ADVANCE tăng tính khả dụng của các chất dinh dưỡng trong thức ăn như Axit Amin, Phốt pho, làm tăng năng lượng chuyển hóa”.
Cũng trong buổi Hội thảo này, Tập đoàn Olmix nói chung và Olmix Châu Á nói riêng đã ra mắt một sản phẩm mới: Mshell – Yếu tố tăng cường chuyển hóa Canxi. Tiến sĩ Michel Guillaume – Giám đốc Kỹ thuật Tập đoàn Olmix trong bài thuyết trình của mình với chủ đề “ Canxi trên heo nái” đã chỉ ra được vai trò của Canxi và sự chuyển hóa của nó cũng như Yếu tố khẩu phần tác động đến việc hấp thu canxi trên con heo nái. Những lý giải của Tiến sĩ Michel cho thấy : Canxi là một khoáng thiết yếu: cung cấp canxi cho bào thai ( 35 ngày mang thai) và tạo xương; Phát triển và hoàn thiện cấu trúc xương; Co thắt cơ trơn. Đây là một yếu tố thiết yếu cho việc tối ưu hóa sự phát triển và sinh sản. Viêc cân bằng hợp lý theo nhu cầu canxi giúp tạo cấu trúc xương cho heo hậu bị, tạo khung xương ( trưởng thành), tăng trọng lượng heo con sinh ra, Thời gian đẻ, Cải thiện sự tăng trưởng của heo con. Bên cạnh đó, Canxi giúp cải thiện chất lượng sữa, thời gian khai thác nái, cải thiện tiềm năng di truyền,…Ông dẫn chứng bằng việc đưa ra các số liệu về Nhu cầu canxi dự trù cho nái sinh sản: Tỷ lệ tiêu hóa canxi của nái nuôi con là 45%, nái mang thai: 55 % và phụ thuộc vào pH của ruột.
Đến từ Phân viên Chăn nuôi Nam bộ, PGS.TS Lã Văn Kính cũng đã đưa đến cho đại biểu tham dự nhưng phân tích sâu sắc với bài thuyết trình “ Canxi dinh dưỡng trong gia cầm”. Theo TS. Lã Văn Kính Ca chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Đối với vật nuôi, Ca hiện diện trong máu và các mô khác, cấu trúc xương, vỏ trứng, chức năng thần kinh, sự đông máu, Co thắt cơ và chuyển hóa tế bào; có chức năng: Là khoáng chất nhiều nhất trong các mô của động vật, 99% Ca ở trong xương. Đặc biệt, đối với gà đẻ, nhu cầu Ca lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Khi tỷ lệ đẻ đạt gần 5%, nên cho ăn khẩu phần gà đẻ với mật độ dinh dưỡng cao. Trong giai đoạn này, gà mái đẻ cần được hỗ trợ để hấp thu đủ lượng Ca ( lượng TĂHH 110 -115g/ ngày) và hàm lượng Ca cần có trong ăn cho gà mái đẻ khoảng 3,8 – 4,2%.
Với bài thuyết trình “ Mshell – Yếu tố tăng cường chuyển hóa Canxi” Tiến sĩ Trần Sĩ Trung – Giám đốc Kỹ thuật Olmix Châu Á – đã đưa đến một cách một phân tích mới mẻ và sâu sắc về Hấp thu Canxi và Tăng cường chuyển hóa Canxi cũng như sự quan trọng của việc cân bằng canxi huyết đối với động vật. Cũng qua bài thuyết trình của mình, Tiến sĩ Trần Sĩ Trung đã mang đến thông tin về sản phẩm Mshell là sản phẩm mới,. Với thành phần gồm Calcium pyroglutamate, MSPMUCIN, Chiết xuất tảo biển chọn lọc, phong phú nguồn citrulline và tiền chất của arginine, cũng như nguồn canxi hữu cơ và các yếu tố vi lượng và Mangan, Đồng, Mshell là yếu tố kích hoạt chuyển hóa Canxi giúp tăng cường hấp thu nguồn Canxi sinh khả dụng đặc hiệu ở Heo nái hậu bị và nái đẻ, Gà hậu bị, gà đẻ và gà giống vào thời điểm thiết yếu. Theo ông “ Canxi là một khoáng thiết yếu cho heo nái, heo con và gia cầm đẻ và là nhu cầu thiết yếu cho việc tối ưu hóa và sinh sản. Nhiều Arginine được chuyển hóa hơn cho một sự hấp thu Ca+ tốt hơn.
Đối với heo nái: Mshell giúp cho việc: đẻ dễ hơn, chất lượng sữa tốt hơn, Sinh sản tốt hơn, Thời gian khai thác lâu hơn.
Đối với heo con: Tăng trưởng tốt hơn, Khung xương chắc khỏe hơn. Tăng trọng lượng lúc sinh.
Đối gà đẻ: Tập hợp Canxi và cấu thành khung xương tốt hơn • Gia tăng tỷ lệ đẻ • Giảm tỷ lệ chết • Tăng cường chất lượng trứng • Hỗ trợ kéo dài chu kỳ đẻ trứng”.
Đây là một sản phẩm sản phẩm chiến lược của Olmix cho thị trường châu Á, được sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của Tập đoàn Olmix Pháp.
Với Hội thảo này và sản phẩm chiến lược Mshell, Olmix lại một lần nữa khẳng định cho sự phát triển bền vững của mình tại thị trường châu Á nói riêng và luôn mang đến những giải pháp tự nhiên toàn diện cho sức khỏe vật nuôi trên nền tảo biển để đồng hành tốt hơn cùng người chăn nuôi, vì một nền nông nghiệp khỏe mạnh và thịnh vượng.
@Khách hàng của Olmix tại buổi hội thảo - Nguồn: VPV