user

QUẢN LÝ HAO HỤT TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

16-6-2018 – Trong hai ngày 13-6-2018 và 16-6-2018, Công ty Olmix Asialand Việt Nam đã tổ chức thành công hội thảo mang tiêu đề: Quản lý hao hụt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi lần lượt tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Trong bối cảnh ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng phát triển, đặc biệt trong các nước Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng nghĩa với sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Từ duy trì đến tăng lợi nhuận là mong muốn và cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Từ đó, việc tối ưu từng bộ phận như thu mua, công thức và sản xuất luôn là chủ đề được các doanh nghiệp quan tâm. Olmix luôn đồng hành và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để giúp khách hàng của mình giải quyết các khó khăn, chính vì thế, hội thảo Quản lý hao hụt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi với sự có mặt của những chuyên gia hàng đầu, nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn trong lãnh vực tối ưu hóa sản xuất, chính là giá trị tiếp theo trong những chuỗi giá trị mà Olmix cam kết mang đến cho khách hàng của mình.

Tham dự hội thảo tại hai thành phố lớn này cùng với Tập đoàn Olmix và Công ty Olmix Asialand Việt nam là các giám đốc sản xuất, giám đốc quản lý chất lượng, nhà dinh dưỡng, những nhà làm công thức,…đại diện cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn trên cả nước.

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt tối ưu hoá nhà máy, giảm hao hụt, tăng công suất và cải thiện lượng thức ăn viên, ông Claude Tauveron, Diễn giả chính của chương trình không những là một nhà quản lý tài ba mà còn là một chuyên gia đào tạo nhân viên nhà máy rất thực tiễn.

Ngoài năng lực hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất mới, cụ thể là thiết lập chiến lược sản xuất, kiểm toán nhà máy, thiết kế quy trình mới, dây chuyền mới và cải thiện hiệu suất. Ông còn có kinh nghiệm trong việc tối ưu hoá các nhà máy hoặc dây chuyền sản xuất hiện hữu với mục đích cải tiến dây chuyền, ổn định chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất và giảm chi phí, tiêu hao trong sản xuất.

Những kinh nghiệm thực tiễn quý giá về việc tối ưu hoá nhà máy sẽ được ông Claude Tauveron minh hoạ rõ nét trong bài trình bày: “Quản lý hao hụt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi”. Theo ông: hao hụt = tiêu hao nguyên liệu. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bạn mất bao nhiêu tiền cho một tấn thức ăn ? Và mất bao nhiêu tiền cho hao hụt? Vậy là sao để kiểm soát được hao hụt? Kiểm soát quy trình sản xuất. Nó được định vị trên các nguyên liệu và thành phẩm, trên qui trình sản xuất và được kiểm soát thông qua các quy trình….

Vị diễn giả giàu kinh nghiệm cho rằng “ Đối với nhà máy, Hao Hụt: Đó là số lượng nguyên liệu mất đi khi vận hành qui trình sản xuất, từ cân các nguyên liệu và những sản phẩm khác trên trạm cân ở cổng vào, cho đến cân ở trạm cân những gì ra khỏi nhà máy. HAO HỤT, đó còn là: Nguyên liệu đã được sử dụng thay cho một nguyên liệu khác không cùng giá”.

Ông cũng xác định nguồn gốc của hao hụt  hoặc sai số “

1) CÂN ĐO:  Cân tải trọng, cân định lượng, lưu lượng kế và máy đếm đóng bao.

2) ẨM ĐỘ:  lưu trữ nguyên liệu, chế biến (nghiền, ép viên, làm nguội)

 3) PHẾ THẢI và HAO HỤT: có thể kiểm soát được phế thải, gắn liền với yêu cầu chất lượng của sản phẩm.

Nhưng phần lớn HAO HỤT luôn do mất độ ẩm, nếu như bạn đã kiểm soát tốt việc cân.”

Và đi vào những phân tích số liệu mang tính thực tiễn cao, được áp dụng tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi .

Ngoài ra, ông còn chỉ ra những nguyên nhân khác gây HAO HỤT:

– Một số khách hàng lên hàng sau kiểm kê, nhưng được tính hóa đơn vào cuối tháng. Một số khách hàng lên hàng trước kiểm kê, nhưng tính hóa đơn cho tháng tiếp theo. Lưu ý, vẫn cần chuẩn bị kiểm kê.

– Một số giao hàng nguyên liệu đầu vào hiện hữu trong nhà máy, nhưng không được đưa lên kế toán, nên đưa vào tồn kho lý thuyết cho tháng tiếp theo.

– Một số nhận hàng sau kiểm kê, nhưng không đưa lên kế toán, nên đưa vào tồn kho lý thuyết cuối tháng. Lưu ý, vẫn cần chuẩn bị kiểm kê

Những điểm hao hụt khác cần kiểm soát

–Nguyên liệu và thành phẩm tồn kho bên ngoài nhà máy, nhưng lại ở trong tồn kho lý thuyết của nhà máy

-Hàng tồn trong xe tải hoặc các phương tiện di chuyển: một người vận chuyển luôn có bao hàng trong cốp, vì một số khách hàng thường cần.

Với mục tiêu đồng hành cùng với các khách hàng là các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, Olmix không ngừng đầu tư vào nghiên cứu phát triển để ứng dụng và khai thác tối đa các công nghệ hiện đại tiên tiến vào sản xuất. Với hơn 20 bằng sáng chế quốc tế, các sản phẩm của Olmix luôn cập nhật và đáp ứng mọi nhu cầu tối ưu hoá công thức thức ăn chăn nuôi.Với tham luận “Ứng dụng công nghệ của Olmix trong thực tiễn sản xuất thức ăn chăn nuôi”, Tiến sĩ Trần Sĩ Trung, Giám đốc Kỹ thuật của Olmix châu Á, lại một lần nữa mang đến những phân tích dựa trên thực tế điều kiện sản xuất chăn nuôi của châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng và những giải pháp phù hợp đến từ Tập đoàn Olmix, ứng dụng Công nghệ chiết xuất Tảo biển độc đáo độc quyền tiên tiến. Sau những phân tích tình hình về biến đối khí hậu tác động lên nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là sự t ảnh hưởng lớn lên sự sinh tổng hợp độc

tố nấm mốc, tiến sĩ Trung cho rằng: “ Các loại nấm mốc chịu nhiệt sẽ xuất hiện ở những vùng hiện nay vốn có khí hậu ôn hòa. Ngoài ra,  sự hiện diện của các loại nấm mốc ở các vùng nhiệt đới hiện nay sẽ ở mức độ thấp hơn do khí hậu ngày càng nóng và khắc nghiệt hơn.” Điều đó dẫn đến thách thức lớn cho ngành thức ăn chăn nuôi. Vậy giải pháp nào được đưa ra? Giám đốc kỹ thuật châu Á của tập đoàn Olmix khẳng định “ Chỉ có chất hấp phụ độc tố!” và tiến sĩ đưa ra giải pháp MT.X+ từ Olmix với đặc tính “ Tổ hợp Interspacing Montmorillonite với ly trích từ tảo xanh cho phép:

 Không gian liên kết được mở rộng nhiều lần để có khả năng hấp thụ các độc tố nấm mốc phân tử lớn

 Cấu trúc phức hợp giúp bẫy bắt và treo giữ các độc tố nấm mốc

 Có nhiều điểm để liên kết độc tố nấm mốc trong cấu trúc phức hợp khoáng – tảo

  Có nhiều liên kết hóa học để treo giữ các độc tố nấm mốc lâu bền”

Để vượt qua những thách thức trong sản xuất chăn nuôi hiện nay và gia tăng năng suất, ngoài việc phải quản lý tốt hao hụt trong sản xuất chúng ta cần phải có các giải pháp để tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi. Với tham luận “ Giải pháp tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi” Th.S Nguyễn Thị Lý Luận – Trưởng nhóm phát triển sản phẩm – Olmix Việt Nam đã đưa ra những đánh giá rất sâu sắc về tầm quan trọng của enzyme trong quá trình tiêu hóa của thú nuôi. Thạc sỹ Lý Luận cho rằng:

“ Rất nhiều họ enzyme khác nhau được tìm thấy để thủy phân các thành phần khách nhau của thức ăn:

– Carbohydrates > đường

– Lipids > các a xít béo

– Proteins > peptides

Hiệu quả của enzyme luôn là yếu tố then chốt quyết định thành công của quá trình tiêu hóa!.  Và hoạt động enzyme cần thiết cho quá trình thủy phân thức ăn thành chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng cần thiết đóng vai trò khác nhau của từng cơ quan và cũng như cho phát triển và tăng trưởng. ». Chính vì thế, theo vị diễn giải này, « Enzyme cần phải tiếp xúc với chất nền ( thức ăn) để có thể thực hiện quá trình thủy phân. Các lớp trong cấu trúc của đất sét được phân tách cho bề mặt tiếp xúc lên đến 800 m2/g, để có thể tương tác với enzyme. »

Và một giải pháp đến từ Tập đoàn Olmix được sản xuất trên công nghệ được cấp bằng sáng chế OEA : Olmix Exfoliated Algoclay là sản phẩm tạo ra «  điểm hẹn » nơi mà enzyme và chất nền gặp nhau để hỗ trợ quá trình thủy phân như thạc sỹ Luận phân tích ở trên.  OEA  chứa khoáng Montmorillonite dạng vi hạt  được tách lớp bằng chiết suất tảo biển ( từ tảo Ulva sp. Và Solieria chordalis).

OEA là một chất xúc tác sinh học :

–  Tăng bề mặt tiếp xúc giữa enzyme và chất nền.

–  Cải thiện hoạt động của enzyme với cơ chất ( các ion kim loại)

Bằng các thí nghiệm thực tế, Mfeed+ đã chứng tỏ được : “ CÔNG NGHỆ ĐỘT PHÁ, HIỆU QUẢ NÂNG TẦM” của mình bằng tiến trình 3 bước:

1- Tăng tiếp xúc  giữa men tiêu hóa và loại thức ăn tương ứng.

2- Tăng hoạt lực  của các men tiêu hóa.

3- Giúp tiêu hóa tốt hơn, từ đó có nhiều dưỡng chất được hấp thụ hơn

 

Sau các bài trình bày của các diễn giả, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận và đưa ra những câu hỏi thể hiện những quan tâm lo lắng chung về giải pháp Quản lý hao hụt trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, từ đó, nâng cao hiệu quả trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế…

Kết thúc buổi hội thảo là phần giao lưu ca nhạc và tiệc trưa thân mật giữa Olmix và các khách hàng trong không khí thân mật, ấm cúng…

@Đại biểu tham dự hội thảo . Nguồn: VPV